Tập huấn hướng dẫn, chuyển giao công nghệ bay chụp thu thập và xử lý dữ liệu bằng thiết bị bay không người lái trên địa bàn các xã thuộc huyện Hoà Vang, Thành phố Đà Nẵng
Ngày 9-11/4/2025, Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Hoà Vang phối hợp cùng Công ty TNHH Hà Gia Thành tổ chức khoá tập huấn hướng dẫn, chuyển giao công nghệ bay chụp thu thập và xử lý dữ liệu bằng thiết bị bay không người lái trên địa bàn các xã thuộc huyện Hoà Vang, Thành phố Đà Nẵng. Tham gia lớp tập huấn có các học viên đến từ Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Hoà Vang, Thành phố Đà Nẵng; lãnh đạo, công chức phụ trách nông lâm nghiệp của UBND các xã trên địa bàn huyện Hoà Vang; Ban quản lý rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa; Hạt kiểm lâm huyện Hoà Vang. Các học viên được 2 giảng viên là chuyên gia của Công ty TNHH Hà Gia Thành (TS. Hà Văn Nghĩa và ThS. Vũ Văn Thái) giới thiệu, hướng dẫn thực hành các nội dung liên quan đến thiết bị bay không người lái như: Giới thiệu về thiết bị bay, an toàn bay và quy định về điều kiện để được sử dụng thiết bị bay flycam; Tháo lắp thiết bị; Bay thử trên phần mềm giả lập; Hướng dẫn điều khiển thiết bị bay thủ công và thực hành; Thiết lập đường bay tự động, thực hành bay tự động phục vụ quản lý, giám sát tài nguyên nông, lâm nghiệp; Ghép ảnh, và ứng dụng nâng cao khác.
Toàn cảnh lớp tập huấn
Giảng viên, TS. Hà Văn Nghĩa cùng các học viên thực hành ứng dụng thiết bị bay không người lái trong theo dõi diễn biến tài nguyên rừng
Ngày 23/10/2024, Cục Kiểm lâm và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên tổ chức lớp tập huấn nâng cao theo dõi diễn biến tài nguyên rừng cho lực lượng kiểm lâm địa bàn tỉnh Phú Yên.
Các học viên lớp tập huấn được giảng viên là chuyên gia của Cục Kiểm lâm hướng dẫn sử dụng phần mềm FRMS Desktop 4.0 và FRMS Mobile, sử dụng thiết bị bay không người lái trong theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. Ngoài ra các học viên cũng trao đổi các thông tin liên quan đến những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đồng bộ cơ sở dữ liệu lên máy chủ của Cục Kiểm lâm cũng như các vấn đề liên quan. Các chuyên gia Cục kiểm lâm cũng có những giải đáp, đề xuất, kiến nghị để các học viên thực hiện tốt hơn nhiệm vụ theo dõi và cập nhật diễn biến tài nguyên rừng.
Đồng chí Nguyễn Văn Diện, Phó Cục trưởng phát biểu tại hội nghị
Các học viên thực hành tại hiện trường với sự hướng dẫn của giảng viên
Cục Kiểm lâm tổ chức hội nghị triển khai Thông tư số 16/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT, và ứng dụng khoa học công nghệ trong theo dõi diễn biến rừng.
Trong 03 ngày từ 16-18/10/2024, Cục Kiểm lâm tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức kiểm lâm Bắc Giang về một số nội dung sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT, và ứng dụng khoa học công nghệ trong theo dõi diễn biến rừng.
Đứng trước yêu cầu quản lý nhà nước của ngành lâm nghiệp, đòi hỏi thông tin phải nhanh hơn, khoa học hơn, chính xác và minh bạch hơn. Do đó lĩnh vực Kiểm lâm nói riêng và ngành lâm nghiệp nói chung đặt ra phải nâng cao hơn nữa ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Đồng chí Nguyễn Văn Diện, Phó Cục trưởng phát biểu khai mạc lớp tập huấn
Giảng viên, TS. Hà Văn Nghĩa hướng dẫn sử dụng thiết bị bay không người lái cho các học viên
Cục Kiểm lâm tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho Kiểm lâm địa bàn và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024, ngày 19/9/2024 Cục Kiểm lâm đã tổ chức mở lớp tập huấn nghiệp vụ cho Kiểm lâm địa bàn và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng tại Vườn Quốc gia Ba Vì, tham dự và chủ trì lớp tập huấn có đồng chí Nguyễn Văn Diện, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; cùng dự có các đồng chí Lãnh đạo Vườn Quốc gia Ba Vì, các giảng viên (là chuyên gia) và toàn thể 50 học viên tham gia là cán bộ kiểm lâm địa bàn của các Hạt Kiểm lâm thuộc tỉnh Lạng Sơn và cán bộ kiểm lâm và chuyên trách bảo vệ rừng của Vườn Quốc gia Ba Vì, Vườn Quốc gia Tam Đảo. Các học viên đã được tập huấn về kiến thức, nội dung các văn bản quy phạm pháp luật trong công tác quản lý bảo vệ rừng; nghiệp vụ về theo dõi diễn biến rừng, ứng dụng công nghệ trong quản lý bảo vệ rừng, được thực hành kỹ năng ứng dụng các phần mềm, thiết bị trong quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng.
Các thành viên trong Ban chấp hành VINIF Alumni và các thành viên đạt giải cuộc thi “VINIF Alumni lan tỏa nguồn cảm hứng sáng tạo” nhận hoa chúc mừng từ PGS. Phan Thị Hà Dương, Giám đốc điều hành Quỹ VINIF và PGS Viện Toán học, Viện Hàn lâm KH và Công nghệ Việt Nam.
Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup – Dấu ấn 5 năm hoạt động
Trong hai ngày 26 và 27/7/2023, tại Trung tâm hội nghị Almaz, Hà Nội, VINIF đã tổ chức Hội thảo “Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup – Dấu ấn 5 năm hoạt động” để nhìn lại hành trình đồng hành cùng các nhà khoa học tự nhiên, khoa học xã hội của Việt Nam trong suốt 5 năm qua, cũng để nhìn rõ hơn con đường đi của VINIF trong những năm tới.
Trong 5 năm qua, VINIF trao đi gần 800 tỷ đồng để triển khai 7 chương trình tài trợ và trợ lực cho hơn 2.500 nhà khoa học, nghiên cứu viên trẻ. Trong đó bao gồm hơn 100 dự án khoa học công nghệ, trên 1.200 suất học bổng thạc sĩ, tiến sĩ, sau tiến sĩ, 6 đề án hợp tác đào tạo thạc sĩ, hàng chục dự án và sự kiện văn hóa lịch sử, đồng thời tổ chức, tài trợ cho hơn 130 hội thảo và bài giảng đại chúng có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Hội thảo có sự tham dự của hơn 300 đại biểu, khách mời, bao gồm lãnh đạo các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu hàng đầu tại Việt Nam, các chuyên gia kinh tế, tài chính cùng các nhà khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và các học viên, nghiên cứu sinh, các tiến sĩ trẻ.
Đặc biệt, 2 phiên Tọa đàm trong Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo các Học viện, Viện Hàn lâm, Viện nghiên cứu, Trường đại học, Quỹ khoa học công nghệ đã mang lại nhiều kiến thức, góc nhìn, góp ý và định hướng cho sự phát triển của VinIF nói riêng và nền khoa học công nghệ Việt Nam nói chung: Tọa đàm 1: “Thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng và hướng tới thương mại hóa các sản phẩm KHCN” với sự tham dự của: PGS. Vũ Hải Quân, Ủy viên TW Đảng, Chủ tịch Hội đồng đại học, Giám đốc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh; GS. Chu Hoàng Hà, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; TS. Nguyễn Quân, Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam; TS. Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Phú Thái, Chủ tịch HĐQL Quỹ BK Fund; GS. Vũ Hà Văn, Giám đốc khoa học Quỹ VINIF và GS Đại học Yale, Hoa Kỳ; PGS. Phan Thị Hà Dương, Giám đốc điều hành Quỹ VINIF và PGS Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tọa đàm 2: “Cơ hội, thách thức và giải pháp trong nghiên cứu và đào tạo KHCN” với sự tham dự của: PGS. Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội; PGS. Đỗ Ngọc Mỹ, Hiệu trưởng trường Đại học Quy Nhơn; PGS. Nguyễn Văn Minh, Viện trưởng Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; PGS. Vũ Đức Lợi, Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc; PGS. Phan Thị Hà Dương, Giám đốc điều hành Quỹ VINIF và PGS Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Hội thảo cũng là cơ hội để VINIF tri ân Hội đồng khoa học – những người cầm cân nảy mực cho các chương trình tài trợ và VINIF Alumni – Câu lạc bộ kết nối những ứng viên nhận học bổng của Quỹ. Tại buổi lễ, VINIF công bố kết quả cuộc thi “VINIF Alumni lan tỏa nguồn cảm hứng sáng tạo” với 11 giải cho 11 tác phẩm xuất sắc nhất cho 11 cá nhân (trong tổng số 2.500 nhà khoa học, nghiên cứu viên trẻ được tài trợ bởi VINIF), trong đó bao gồm: 01 giải Golden Alumni; 05 giải Silver Alumni; 05 giải Alumni Inspirer. Ông Hà Văn Nghĩa (Giám đốc Công ty TNHH Hà Gia Thành) đã xuất sắc đạt giải Silver Alumni với các tác phẩm: “Chùm ảnh: Ký sự Bualapha”; “Chùm ảnh: Thủy điện mini giữa cơn khát năng lượng” và “Chùm ảnh: Dốc Mây – Vùng đất bị lãng quên”.
Nguồn: Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup - VINIF (https://vinif.org/15496-2/);
Xem thêm về sự kiện tại các link sau:
https://www.facebook.com/groups/VinIF.Alumni/permalink/665942315056210/
Nguồn ảnh: VinIF
"Gặp mặt đầu Xuân Quý Mão 2023", sự kiện do Vingroup Innovation Foundation (VINIF) tổ chức vào ngày 22/02/2023 tại văn phòng Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn, với sự tham gia của gần 100 nhà khoa học xuất sắc đã được tài trợ bởi VINIF. Ông Hà Văn Nghĩa, Giám đốc công ty TNHH Hà Gia Thành đã đến giam dự sự kiện, lắng nghe câu chuyện đặc biệt "Từ cảm hứng đến trí tuệ và ngược lại" của Nhà thơ Vũ Quần Phương và chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Bình Minh (Giám đốc Trung tâm BK Fintech) về những kết quả dự án đã đạt được, cùng GS. Vũ Hà Văn - Giám đốc khoa học Quỹ VINIF và PGS.TSKH Phan Thị Hà Dương – Giám đốc điều hành Quỹ VINIF đã có những chia sẻ về VINIF Alumni và các chương trình tài trợ năm 2023.
Trên cơ sở hợp tác nghiên cứu giữa Việt Nam và Lào, đoàn nghiên cứu gồm Công ty TNHH Hà Gia Thành, các chuyên gia của Trường Đại học lâm Nghiệp, Đại học Quốc gia Lào khảo sát đánh giá đa dạng sinh học tại Rừng đặc dụng quốc gia Hinnamno (CHDCND Lào).
Nguồn ảnh: VINIF
Ông Hà Văn Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Hà Gia Thành là một trong 150 Nghiên cứu sinh xuất sắc tại các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước được Quỹ VINIF lựa chọn trao học bổng năm 2022.
Ngày 8/12/2022, Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup đã công bố danh sách các học viên, nghiên cứu sinh và tiến sĩ được nhận học bổng của Quỹ năm 2022, đồng thời sơ kết hoạt động của các chương trình tài trợ và hợp tác đào tạo Thạc sĩ liên kết. Buổi lễ có sự tham gia chia sẻ của TS. Lê Mai Lan, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup; GS. Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; GS. Vũ Hà Văn – Giám đốc khoa học Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup; PGS. Phan Thị Hà Dương – Giám đốc điều hành Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup. Ngoài ra, còn có các khách mời tham gia tọa đàm như PGS. Huỳnh Quyết Thắng – Giám đốc Đại học Bách Khoa Hà Nội; PGS. Nguyễn Hoàng Hải - Phó Giám đốc Đại học Quốc Gia Hà Nội; PGS. Đỗ Ngọc Mỹ - Hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn; GS. Hồ Tú Bảo – Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán.
Công ty TNHH Hà Gia Thành phối hợp cùng các chuyên gia trong nước và quốc tế thực hiện khảo sát một số hệ sinh thái trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó tập trung vào đánh giá phân bố của đa dạng sinh học trên các hệ sinh thái tự nhiên
Đội ngũ nhân viên của Công ty TNHH Hà Gia Thành cùng các chuyên gia đã có kinh nghiệm thực hiện hàng trăm cuộc khảo sát bằng phương pháp bẫy ảnh ở Việt Nam và Lào. Hiện tại và tương lai, phương pháp đặt bẫy ảnh để điều tra, giám sát đa dạng sinh học đặc biệt áp dụng đối với các loài thú, chim kiếm ăn trên mặt đất vẫn là phương pháp được ưu chuộng vì các lý do như sau: Bẫy ảnh có khả năng cung cấp bằng chứng sát thực nhất về sự xuất hiện/vắng mặt của loài quý hiếm, loài “bí ẩn” ngay cả ban ngày và ban đêm tại khu vực nghiên cứu. Hơn nữa, phương pháp đặt máy bẫy ảnh gây tác động và xáo trộn tới hoạt động của các loài động vật hoang dã. Ngoài ra, bẫy ảnh còn có khả năng giám sát tác động của người dân tới tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, điều tra bẫy ảnh cũng tốn kém hơn so với các đợt điều tra bằng phương pháp chuyên gia.
Đội ngũ chuyên gia của Công ty TNHH Hà Gia Thành nghiên cứu và ứng dụng thành công phương pháp âm sinh học trong điều tra đa dạng sinh học. Đây là một phương pháp nghiên cứu chuyên sâu chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu các loài có tiếng kêu đặc trưng hoặc các loài dơi.
Công ty TNHH Hà Gia Thành trao đổi kinh nghiệm ứng dụng Drone trong nông, lâm nghiệp với các chuyên gia quốc tế
Máy bay điều khiển từ xa (Drone) là một công cụ rất hữu ích và cần thiết trang bị để phục vụ công tác điều tra, theo dõi và giám sát tài nguyên rừng. Đặc biệt Drone tỏ ra hiệu quả vượt trội trong điều tra hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng rừng. Drone cũng có thể ứng dụng để phục vụ các công việc khác trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp như: tưới cây, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại, bón phân, trồng rừng (đặc biệt rừng ngập mặn), gieo hạt giống, phát hiện cháy rừng, thu hái hạt giống,...Đội ngũ nhân viên và các chuyên gia của Công ty TNHH Hà Gia Thành được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm hợp tác quốc tế về ứng dụng Drone trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.
Trong năm 2023, Công ty TNHH Hà Gia Thành tiếp tục tham gia thực hiện khảo sát, đánh giá các hệ sinh thái tự nhiên tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong khuôn khổ dự án Khảo sát đo đạc, thành lập các loại bản đồ phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước thuộc các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, TP. Cần Thơ, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Long An và TP. Hồ Chí Minh.
Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia là thương hiệu được Tổ chức chứng nhận chứng chỉ rừng quốc tế PEFC công nhận vào tháng 10 năm 2020. Thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng là mục tiêu quan trọng của ngành Lâm nghiệp trong giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 523/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 1/4/2021 về Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050), đóng góp trực tiếp vào mục tiêu của Việt Nam về phát triển bền vững, các nỗ lực nhằm giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu. Hệ thống chứng chỉ rừng Quốc gia hướng đến nâng cao giá trị gia tăng của rừng thông qua áp dụng giống cây trồng ưu việt và các kỹ thuật quản lý rừng phù hợp, cải thiện và nâng cao dịch vệ hệ sinh thái và bảo vệ đa dạng sinh học; đảm bảo nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp đáp ứng các yêu cầu chứng nhận của thị trường. Đội ngũ nhân viên và chuyên gia của Công ty TNHH Hà Gia Thành đã tham gia và thực hiện tư vấn thành công xây dựng hồ sơ xin cấp chứng chỉ rừng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững cho các công ty lâm nghiệp, các công ty cao su trực thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, các nhóm hộ gia đình trên toàn quốc.
Ngày 10/3/2023 các công nhân thuộc Đội sản xuất, Nông trường tại Lạc Sơn, Hòa Bình đã bắt đầu trồng thử nghiệm giống mía tím siêu ngọt với diện tích 1,2 ha.
Vụ Xuân hè năm 2023, Đội sản xuất, Nông trường Lạc Sơn, Hòa Bình trồng thử nghiệm giống ngô sinh khối NK7328 diện tích 1,8 ha, kết quả ban đầu cho thấy giống ngô này sinh trưởng, phát triển rất tốt, có khả năng thay thế các loại giống ngô sinh khối truyền thống.